Đón nhận Làng giáo có gì vui

Xã hội

Sau khi bút ký đăng trên Tuần báo Văn Nghệ, nhiều trường học và nhiều giáo viên sao chụp, chuyền tay nhau đọc.[1] Bút ký gây chấn động công chúng Việt Nam.[7][8][9][10] Trường Giang biên khảo sách Một thập kỷ bài báo hay nhận định bút ký "vừa nói lên một cảnh đời chua chát vừa thể hiện một sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với những đồng nghiệp".[11]

Truyền thông

Lã Nguyên trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An cho biết "có rất nhiều bài phê bình xuất hiện trên mặt báo để phát biểu một ý kiến nào đó về những phóng sự, ví như "Người đàn bà quỳ", "Vua lốp", "Làng giáo có gì vui"".[12] Trần Thiện Khanh trên báo Nhân Dân coi bút ký là "những trường hợp tiêu biểu, một thành quả của đổi mới ở thể loại ký sự, phóng sự".[13] Cũng trên báo Nhân Dân, Song Hà nhận xét bút ký "như một lời cảnh tỉnh, là sự giật mình vì sự nghèo vật chất, sự coi thường giá trị tinh thần nguy hại đến thế nào".[3] Hà Trọng Nghĩa trên báo Đại Đoàn Kết cho rằng bút ký "đã gây chấn động không chỉ làng giáo"; đồng thời "cho thấy những người làm giáo dục, nhất là những thầy cô đứng lớp không hẳn ai cũng vui, ai cũng tự hào, và nhất là ít người được ăn sung mặc sướng lắm".[2] Trần Huy Quang trên báo Người đô thị nhấn mạnh đây là một trong "những bút ký, phóng sự phản ánh những bức xúc xã hội tới tấp gửi đến báo Văn nghệ".[14]

Văn đàn

Đỗ Thị Hương Thủy tại Đại học Đà Nẵng khen ngợi đây là một trong những bút ký "gây chấn động dư luận với ý thức nhìn thẳng vào sự thật".[15] Đỗ Hải Ninh tại Viện Văn học phân tích: "Đói nghèo thiếu thốn là tình trạng chung của xã hội nhưng trong "Làng giáo có gì vui" lại diễn ra một nghịch lý hết sức bi hài, giáo viên vừa dạy học vừa phải làm thêm đủ nghề mà vẫn đói nghèo hơn cả nông dân, có thể gọi họ là những nông dân đi dạy học".[7] Cù Thị Bích Thủy tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội bình phẩm ""Làng giáo có gì vui" – những dấu hiệu suy sụp đáng lo ngại về nghề thầy giáo, về sự nghiệp giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau".[16] Tiến sĩ Hoàng Minh Lường tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền gợi nhắc bút ký "Làng giáo có gì vui" cùng với Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng và "Làm no hay cái ăn trong những ngày nước ngập" của Ngô Tất Tố; đồng thời nhận xét điểm chung "đều lấy tâm điểm sự kiện là những nghịch lý của hoàn cảnh sinh tồn để gợi lên sự nhức nhối của trí tuệ và thức tỉnh lương tri người đọc".[17] Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đánh giá "Làng giáo có gì vui" là "một bài phóng sự khá sắc sảo viết về giáo giới ở ta".[18]

Chính khách

Sau khi Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đọc bút ký, vợ chồng nhà giáo Vũ Xuân Túc được phân nhà mới tại thành phố Hà Nội.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Làng giáo có gì vui http://vanvn.net/thoi-su-van-hoc-nghe-thuat/van-ho... http://baoquangngai.vn/channel/7942/201602/cai-nam... http://vanhoanghean.com.vn/index.php?option=com_k2... http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin... http://daidoanket.vn/diem-cua-nguoi-lam-thay-38347... http://vienvanhoc.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists... http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/4970/2/... https://web.archive.org/web/20140306210431/http://... https://web.archive.org/web/20140308001114/http://... https://web.archive.org/web/20171108130644/https:/...